Wealth Management là gì? Xu thế mới dành cho thị trường vốn

Năm 2021 chứng kiến nhiều nhà đầu tư, người có tiền nhàn rỗi quăng vào thị trường chứng khoán một cách không cần đắn đo, suy nghĩ. Nhưng đến năm 2022, thị trường chứng khoán lao dốc khiến nhiều nhà đầu tư thua lỗ thì lúc này họ mới bắt đầu ngồi lại phân tích họ đã sai chỗ nào.

Theo mình, những nhà đầu tư thua lỗ đến 70 – 80% và hay than vãn trên các cộng đồng đầu tư phần lớn là họ sai ở nơi bắt đầu. Họ chưa sẵn sàng cho đầu tư và chưa có lộ trình đầu tư nào cụ thể, cứ nghĩ mua “3 chữ cái” miễn thắng là được.

Nhưng các bạn biết không, những người giàu có, người có tiền thực sự họ sẽ có một người đảm nhận vai trò tư vấn tài chính, hoạch định tài chính và quản lý tài sản cho họ. Và người đó được gọi là Wealth Management Advisor.

Wealth Management là gì?

Wealth Management có thể tạm dịch sang tiếng Việt là quản lý tài sản.

Wealt Management là một quy trình tư vấn theo đó, người cố vấn sẽ đóng vai trò tìm hiểu thông tin, mong muốn của khách hàng. Từ đó, đưa ra một kế hoạch tài chính dài hạn được thiết kế để phù hợp với từng khách hàng cụ thể.

Wealth Management không chỉ dừng lại ở việc tư vấn khách hàng mua cổ phiếu nào mà đó là một bức tranh tổng thể về đầu tư từ các hoạt động về thuế, giáo dục cho con, kế hoạch hưu trí… Chứng khoán chỉ là một phần trong các kênh đầu tư đó mà thôi.

Ví dụ về Quản lý tài sản (Wealth Management)

Một khách hàng A đang có tổng tài sản là 30 tỷ, trong đó giá trị bất động sản là 25 tỷ và 5 tỷ đồng tiền mặt nằm trong sổ tiết kiệm. Đã lập gia đình, có 1 vợ và 2 con trai; đứa 10 tuổi và đứa lớn 13 tuổi. Tổng lương của 2 vợ chồng hiện tại là 90 triệu đồng/tháng, chi phí sinh hoạt cho cả gia đình mỗi tháng là 40 triệu đồng.

Năm nay họ 40 tuổi và có kế hoạch nghỉ hưu vào năm 50 tuổi. Là một người quản lý tài sản, bạn sẽ lên kế hoạch cho khách hàng này như thế nào?

Bài toán này không hề đơn giản chút nào phải không, nếu bạn là khách hàng đó thì mình tin chắc là bạn cũng không thể tự mình lên một kế hoạch bài bản dài hạn trong 10 năm được. Đó là lý do tại sao nhiều người giàu có lại cần một người cố vấn tài chính.

Tại sao Wealth Management lại phát triển?

  • Trình độ giáo dục về tài chính của người dân đang ngày một được nâng cao. Họ hiểu được bản chất của đầu tư là cả một quá trình, nó không chỉ đơn giản như việc mua gì để tuần sau kiếm lời. Điều đó chẳng khác nào đang cờ bạc vậy.
  • Có quá nhiều kênh đầu tư mới được hình thành và cơ hội đầu tư không còn nhiều như thời gian đầu nền kinh tế mới mở cửa nữa.
  • Công việc quá bận rộn khiến họ không có thời gian nhìn lại bản thân mình. Không có thời gian để tự lên kế hoạch tài chính cho mình cũng như là không có đủ kiến thức để làm việc đó. Vì dần dần người ta hiểu ra rằng, ai làm tốt việc của người nấy.

Doanh nghiệp Wealth Management Việt Nam cần làm gì trong thời đại số?

Doanh nghiệp wealth management cần làm gì
Doanh nghiệp wealth management cần làm gì?

Quay lại khía cạnh nếu là một doanh nghiệp đang cung cấp dịch cụ Wealth Management thì cần phải làm gì để có thể chuyển mình bức phá trong thời đại mà mạng xã hội, internet đã đến mọi ngóc ngách của làng xã.

Những yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp Wealth Management

Yếu tố bên ngoài: Sự trẻ hóa của bộ phận người có tiền

Khác với thế hệ trước, thế hệ Millenials (những người sinh ra trong giai đoạn 1980 – 1999) sẽ có 3 đặc tính sau mà doanh nghiệp wealth management nên nhắm đến để giải quyết bài toán cho tệp khách hàng này.

  • Có sự hiểu biết nhất định về tài chính

Thế hệ này đang sống trong thời kỳ bùng nổ của Internet nên họ tiếp cận được nguồn tri thức vô tận trên mạng. Nên đâu đó, những người có mong muốn tìm tòi về tài chính đều có thể tìm kiếm chúng và học hỏi thông qua các idol hoặc các video hướng dẫn chi tiết trên Youtube.

  • Thiếu tin tưởng vào tư vấn viên

Trong một khảo sát mà tổ tức EY đã thực hiện thì có đến 50% nhà đầu tư vẫn lo ngại về các chi phí ẩn khi làm việc với các wealth management. Hơn nữa, khi họ có một chút kiến thức nhất định sẽ bắt đầu đưa ra những nhận xét và đánh giá chủ quan của mình với tư vấn viên. Đây cũng là một rào cản khá lớn khi tiếp cận với hệ khách hàng này.

  • Sử dụng công nghệ mọi lúc, mọi nơi

Nhiều người trẻ cho rằng công nghệ đã và đang làm rất tốt vai trò của một robot tài chính khi họ cần bất cứ một thông tin cũng như số liệu nào đó. Họ mong muốn được tự đầu tư, tự nghiên cứu để tiết kiệm chi phí hơn.

Yếu tố bên trong: Sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, việc quản lý tài sản không còn độc quyền bởi các ngân hàng nữa mà các doanh nghiệp có thể tiếp cận được. Từ đó, kéo theo sự xuất hiện của nhiều fintech được rót vốn hàng triệu USD chỉ để tiến hành các chiến lược marketing phủ sóng trên internet.

Kéo user về sử dụng trước mà chưa cần xem xét đến tính hiệu quả mà khách hàng đó mang lại. Đây là một những đối thủ khá hốc búa đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực wealth management.

Các đề xuất dành cho doanh nghiệp Wealth Management

  • Xây dựng chiến lược vận hành rõ ràng

Việc xây dựng một chiến lược kinh doanh rõ ràng cũng giống như bạn đang lên kế hoạch hoạch định tài chính cho khách hàng của mình. Cần có một chiến lược kinh doanh cụ thể và chi tiết, quan trọng là nó phải phù hợp với sức mạnh nội tại mà doanh nghiệp bạn đang có.

  • Thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu khách hàng

Như mình có đề cập ở trên, khách hàng ở thế hệ này có quan điểm của riêng họ và bạn không thể kéo họ đi theo quan điểm của bạn. Thay vào đó, hãy thấu hiểu họ và đáp ứng những nhu cầu họ đang cần. Không khách hàng nào giống khách hàng nào và việc của bạn là cho họ giải pháp được cá nhân hóa danh mục đầu tư.

  • Ứng dụng mô hình kết hợp (hybrid): vừa công nghệ, vừa con người

Có thể bạn và tôi đều đang làm việc trong môi trường này có thể hiểu được rằng robot không thể thay thế được vai trò của con người trong việc tư vấn và hoạch định tài chính cho khách hàng. Nhưng khách hàng của bạn lại không nghĩ như thế, do đó nếu có thể hãy kết hợp vừa công nghệ vừa con người.

Phần nào robot có thể làm được thì tận dụng công nghệ, phần nào con người làm tốt hơn thì để con người làm. Linh hoạt ứng dụng mô hình kết hợp hybrid vào vận hành doanh nghiệp.

  • Thích ứng với xu hướng chung thế giới

Thừa nhận rằng chúng ta đi sau những quốc gia phát triển khác trên thế giới, do đó những cái gì thế giới đã hình thành một xu hướng thì rõ ràng chúng ta cũng không ngoại lệ. Hãy học tập từ các quốc gia phát triển hơn và có nền văn hóa tương tự chúng ta. Đặc biệt là các quốc gia ở khu vực Châu Á.

Điển hình như việc thế giới đang chạy theo xu hướng không dùng tiền mặt thì chúng ta không thể nào đi ngược lại xu thế đó được.

Để trở thành một nhà quản lý tài sản thì cần những gì?

Các tố chất mà nhà quản lý tài sản cần có
Các tố chất mà nhà quản lý tài sản cần có

1. Chuyên gia phân tích vĩ mô của nền kinh tế

Nền kinh tế thì luôn luôn vận động và bên trong nền kinh tế thì sẽ có những ngành nghề khác nhau vận động bên trong. Là một Wealth Management Advisor thì bạn không thể nào không nắm được sự vận động của nền kinh tế.

Nắm được các yếu tố vĩ mô của nên kinh tế sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan cũng như định hình được xu hướng xuất hiện trong thời gian tới là gì. Từ đó có thể tư vấn được cho khách hàng của bạn.

2. Lập kế hoạch đầu tư dài hạn

Cho mình nói sâu một chút về chứng khoán mặc dù biết rằng vai trò của wealth management rộng hơn chứng khoán nhiều. Ở nước ngoài, chẳng ai dám nhận định thị trường chứng khoán mai xanh hay đỏ, họ chỉ nhận định được tầm nhìn 3 – 6 tháng.

Còn ở Việt Nam mình, một bộ phận không nhỏ nhà môi giới nhận định thị trường mai xanh hay đỏ, ngành nào chạy, mã nào đánh T+3 sẽ có lời. Mình không ủng hộ việc này cho lắm.

Quay lại việc lập kế hoạch đầu tư dài hạn cho những khách hàng có tiền. Cái mà khách hàng cần ở một wealth manager là một bản hoạch định tài chính dài hạn, do đó hãy làm quen với việc thực hiện một bản kế hoạch đủ dài và chi tiết.

Xây dựng từng lớp tài sản cho khách hàng, từ lớp tài sản bảo vệ cho đến lớp tài sản để lại cho đời giống như một mô hình tháp tài sản.

3. Nắm bắt cơ hội nhanh với các loại tài sản mới

Như mình có đề cập ở trên, thế giới vận động không ngừng và xuất hiện nhiều loại tài sản mới. Tiền mã hóa Bitcoin là một trong những loại tài sản mà mình muốn nói đến ở đây.

Con sóng tiền mã hóa đã xuất hiện ít nhất 2 lần trong vòng 10 năm trở lại đây, liệu với vai trò là một nhà quản lý tài sản thì bạn đã nắm bắt được cơ hội này chưa. Sau con sóng tiền mã hóa sắp đến sẽ là con sóng nào nữa không?

4. Tâm lý đầu tư cực kỳ vững vàng

Khách hàng cơ bản cũng là con người, cũng chịu nhiều tác động tâm lý khác nhau. Đặc biệt là khi thị trường vốn liên tục giảm, tiền nhà đầu tư nhỏ lẻ thì không còn, vốn nước ngoài thì rút về. Những lúc như thế này, bạn cần nắm chắc tâm lý để có thể tư vấn khách hàng một cách chính xác.

Cố gắng không để cảm xúc chi phối làm ảnh hướng đến những quyết định không chính xác gây thất thoát tài sản của khách hàng.

5. Xây dựng các mối quan hệ tốt

Một mối quan hệ rộng rãi và tốt sẽ giúp bạn có thể sống tốt với nghề này. Tuy nhiên, sợi dây liên kết quan trọng nhất giữa advisor và khách hàng là kết quả của những lộ trình mà bạn xây dựng cho khách hàng.

Chỉ cần nó mang lại kết quả tốt thì từ mối liên kết đấy sẽ sản sin ra các mối quan hệ mới.

Quản lý tài sản thu phí như thế nào?

Phí quản lý tài sản sẽ không được thu theo kiểu phí mua và phí bán khi bạn khuyến nghị khách hàng nữa. Thay vào đó, phí sẽ được thu dựa trên tổng tài sản mà bạn đang quản lý cho khách hàng của mình. Thông thường sẽ được tính từ 0,5% – 2%/năm trên tổng tài sản. Tài sản càng cao thì mức phí áp dụng càng thấp.

Điều này sẽ giải quyết được bài toán mâu thuẫn hiện tại là nhiều người khuyến nghị khách hàng mua bán liên tục để xoay phí thay vì quan tâm đến hiệu quả đầu tư. Đồng thời, lúc này cả người quản lý tài sản và khách hàng đều có chung mục tiêu là gia tăng giá trị tài sản. Khách hàng vui vì tài sản được tăng lên, người tư vấn cũng vui vì phí được tính dựa trên tổng tài sản.

Kết luận

Mình vẫn tin vào việc người giàu có thực sự không hề ngu. Họ rất giỏi nữa là việc khác, có thể họ không giỏi trong chuyên môn của bạn nhưng họ giỏi trong chuyên môn của họ. Cũng giống như việc bà bán rau không thể giỏi về chứng khoán khi so sánh với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Ngược lại, người giỏi chứng khoán sẽ không giỏi bán rau như bà bán rau được.

Nói tóm lại, một nhà quản lý tài sản (A Wealth Management Advisor) sẽ tư vấn cho khách hàng của một một kế hoạch tài chính cụ thể, dài hạn. Giai đoạn nào nên đầu tư cái nào như chứng khoán, trái phiếu, vàng, bất động sản sẽ tốt hơn. Thậm chí có một số giai đoạn, nắm tiền mặt là tốt nhất.

Không chỉ gói gọn ở đầu tư thôi mà còn nhiều vấn đề phát sinh khác cho khách hàng nữa như các vấn đề liên quan đến thuế, thừa kế và rất nhiều thứ khác liên quan đến tài chính cá nhân.



XEM THÊM: https://cauthu.top/

Bài viết Wealth Management là gì? Xu thế mới dành cho thị trường vốn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày CAUTHU.TOP.



from CAUTHU.TOP https://cauthu.top/wealth-management-la-gi-xu-the-moi-danh-cho-thi-truong-von/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VFF lý giải nguyên nhân thầy Park vẫn triệu tập 2 ‘bệnh binh’ của Hà Nội FC

Bayern theo đuổi tiền đạo Thuram

Liverpool khiến David Moyes lo sốt vó