DCA là gì? Những sai lầm khi bình quân giá trong chứng khoán

DCA là phương pháp nhắc đến rất nhiều với thị trường tài chính nói chung và thị trường Crypto nói riêng. Vậy đối với thị trường chứng khoán, DCA là gì và được áp dụng như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu!

DCA là gì?

DCA viết tắt từ Dollar Cost Averaging hay là phương pháp bình quân giá. Đây là một chiến lược đầu tư, khi đó bạn có thể mua một cổ phiếu với nhiều giá vào những khoảng thời gian khác nhau, cho đến hết số tài chính đang có.

DCA giúp nhà đầu chưa có kinh nghiệm trên thương trường đặc biệt nhà đầu tư F0 mua được cổ phiếu giá “hời” nhất. Giảm thiểu được rủi ro khi “lỡ” khớp lệnh cổ phiếu với giá cao và “cứu vãn” với giá trung bình thấp hơn cho lần đặt lệnh tiếp theo.

Công thức tính giá DCA như thế nào?

Bình quân giá = ∑(Số lượng x Thị giá)/∑Số lượng

Trong đó,

  • Số lượng là khối lượng cổ phiếu mỗi lần bạn mua.
  • Thị giá là giá bạn mua tương ứng với khối lượng đó.
  • ∑Số lượng là tổng khối lượng cổ phiếu qua các lần mua.

Để hiểu hơn bạn có thể xem qua chi tiết ví dụ bên dưới.

Ví dụ về chiến lược DCA trong chứng khoán

Ví dụ: Bạn có 100 triệu đồng và muốn mua cổ phiếu MSN, với thị giá 100 nghìn đồng/cổ phiếu. Nếu mua 1000 cổ bạn sẽ dùng hết toàn bộ số tiền trên (bỏ qua phí giao dịch).

Thay vì vậy bạn áp dụng chiến lược bình quân giá như sau:

  • Mua lần 1: 200 cổ giá 100.000 đồng
  • Mua lần 2: 300 cổ với giá 98.000 đồng
  • Mua lần 3: 300 cổ với giá 95.000 đồng
  • Mua lần 4: 200 cổ với giá 90.000 đồng

Suy ra trung bình 1 cổ phiếu có giá = (200*100 + 300*98 + 300*95 + 200*90)/(200+300+300+200)=95.900 đồng

Vậy để mua 1.000 cổ phiếu MSN chỉ cần bỏ ra 95,9 triệu đồng thay vì 100 triệu đồng nếu như chỉ mua 1 lần.

Ưu và nhược điểm của việc trung bình giá

Ưu điểm

DCA có nhiều ưu điểm khác nhau, phải kể đến:

  • Nhà đầu tư làm chủ cảm tính

Việc đặt lệnh với giá trung bình thấp hơn giúp cân bằng cảm xúc, không cần suy nghĩ nhiều về việc “mua cổ này giá tốt chưa?”. Ngày mai cổ phiếu giảm chắc chắn còn tiền, “được trung bình giá thấp hơn hôm qua”, cảm thấy yên tâm và mãn nguyện với quyết định. Ngoài ra tránh được bẫy “lùa gà” khi nghe theo và đầu tư theo cảm tính.

  • Thời điểm vào không còn là yếu tố quyết định

Tránh được bẫy “lùa gà” vào một giá là hoàn toàn chính xác, vì DCA không khớp lệnh một lần duy nhất. Việc rải đều tài chính của mình cho nhiều lần đặt khác nhau thì thời điểm vào không còn là yếu tố quyết định.

  • Giảm được giá vốn

Với nguồn tài chính hạn hẹp, thay vì bỏ tất cả vào một lúc, giờ đây giảm bớt chi phí tài chính nhờ phương pháp trung bình giá. Trong xu hướng ngắn hạn, cổ phiếu giảm giá gom thêm nên hạ giá thấp hơn trước.
Rút ngắn thời gian hoà vốn

Trong thời điểm giá cổ phiếu biến động liên tục, áp dụng DCA giúp thu hẹp khoảng cách giữa lợi nhuận và hòa vốn. Chỉ cần bạn có DCA trong ngày ở mức giá tốt, lượng cầu đủ lớn sẽ khiến cổ phiếu của bạn có lãi trong ngắn hạn.

  • Không cần theo dõi bảng điện mỗi ngày

Canh mua cổ phiếu với giá tốt buộc quan sát bảng điện mỗi ngày. Tuy nhiên, việc xem bảng điện mỗi ngày như trước không cần thiết, khi áp dụng đúng chiến lược DCA. Ngoài ra, bạn có nhiều thời gian tập trung cho việc nghiên cứu một cổ phiếu mới sắp tới.

  • Vượt qua được giai đoạn suy thoái của thị trường

Giai đoạn suy thoái là nỗi ám ảnh không chỉ riêng nhà đầu tư, vậy đối với nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm cần có định hướng đúng đắn vượt qua rào cản khó khăn này. Trong thời kỳ suy thoái, đồng loạt giá và khối lượng cổ phiếu giảm. Đây là thời điểm tạo cơ hội cho các nhà đầu tư giá trị, “gom hàng thêm” đi đôi với chiến lược trung bình giá giúp danh mục đầu tư hiệu quả.

Nhược điểm

  • Lợi nhuận có thể thấp hơn

Rủi ro đi kèm với lợi nhuận, phương pháp an toàn đôi khi không tạo ra lợi nhuận quá nhiều. Cổ phiếu giảm lại mua, đi theo đà lao dốc sẽ quên mục tiêu đặt ra ban đầu là bao nhiêu.

  • Bỏ lỡ đi các cơ hội tuyệt vời

Nếu nguồn vốn đang cần xoay vòng gấp để tăng thanh khoản thì DCA không phải là một lựa chọn thông minh. Việc chăm chú trung bình giá một cổ phiếu làm bạn quên ngoài kia còn rất nhiều cổ phiếu tốt.

  • Phải giao dịch nhiều lần

Không phải một lần có thể trung bình được giá vốn như mong muốn, giao dịch trên hai lần là điều chắc chắn. Hơn nữa, bạn không biết cổ phiếu bạn đang ở chu kỳ nào và giảm xuống bao nhiêu giá. Tiếp tục chia bình quân cho đến khi cố phiếu sinh lãi gần nhất.

Những sai lầm khi trung bình giá (DCA) cổ phiếu

Những sai lầm khi DCA cổ phiếu
Những sai lầm khi DCA cổ phiếu

1. Cổ phiếu không có giá trị nội tại

Nội tại giá cổ phiếu cho thấy cổ phiếu mang giá trị từ bên trong chứ không phụ thuộc yếu tố bên ngoài. Việc tác động giúp giá trung bình cổ phiếu giảm nhưng quên đi giá trị thực cổ phiếu. Không thể áp dụng cùng lúc DCA và mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF) và chi phí sử dụng vốn (WACC).

2. Cổ phiếu giảm 1-2% trung bình giá

Sự lo sợ và kỳ vọng luôn muốn giá vốn và lợi nhuận gần nhau nhất, chia đôi giá trong khi chỉ giảm 1-2% là không cần thiết. Mặc dù giảm nhưng bạn tốn thêm chi phí vốn và giá trung bình không mấy thấp.

3. Cổ phiếu chưa về vùng hỗ trợ để trung bình giá

Dùng tốt chiến lược DCA chưa chắc tốt khi ngưỡng hỗ trợ chưa về đúng vùng. Vậy nên cần áp dụng thêm phương pháp kỹ thuật tìm điểm hỗ trợ cho cổ phiếu của bạn.

Chiến lược DCA phù hợp với những ai?

Đầu tư có kỷ luật và thiên đầu tư lâu dài phù hợp để dùng chiến lược DCA. Cần xác định rõ bạn đang có bao nhiêu vốn, lợi nhuận kỳ vọng là bao nhiêu, giá trung bình mong muốn để đạt được lợi nhuận là bao nhiêu. Không nên vội vàng DCA khi giá trung bình giảm không đáng kể.

Trong xu hướng downtrend dài hạn, hạn chế tìm đáy để chia trung bình và đừng cố đánh bại thị trường. George Soros nói: “Thị trường tài chính không thể đoán trước được, bạn càng dự đoán nó càng đi xa với dự đoán đó.

Vì vậy, hãy nhìn vào thị trường và tự tìm bước đi đúng đắn”. Đọc tin tức thường xuyên, rút ra bài học sau mỗi lần chia trung bình. Phương pháp phát huy hiệu quả khi bạn tuân thủ chặt những quy tắc trên.

Kết luận

Như vậy, một chiến lược DCA hiệu quả được rút ra từ quy tắc tuân thủ chặt chẽ trong đầu tư. Hy vọng những kiến thức trên giúp bạn có một hướng đi đúng đắn và thu được khoản lãi từ chiến lược “Bình quân giá”.



XEM THÊM: https://cauthu.top/

Bài viết DCA là gì? Những sai lầm khi bình quân giá trong chứng khoán đã xuất hiện đầu tiên vào ngày CAUTHU.TOP.



from CAUTHU.TOP https://cauthu.top/dca-la-gi-nhung-sai-lam-khi-binh-quan-gia-trong-chung-khoan/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VFF lý giải nguyên nhân thầy Park vẫn triệu tập 2 ‘bệnh binh’ của Hà Nội FC

Bayern theo đuổi tiền đạo Thuram

Liverpool khiến David Moyes lo sốt vó