11 tuổi bị cưỡng hiếp, 3 năm sinh 2 con để rồi trở thành “nỗi nhục” của gia đình

photo-1-1624676380685948244595.jpgThiếu nữ bị 3 người đàn ông cưỡng hiếp và ném từ ban công tầng 2, gia đình bất lực chứng kiến, kể lại tội ác man rợ

Sisi không mặc quần áo phụ nữ nữa. Nó quá nguy hiểm.

Cô gái 20 tuổi gặp phóng viên của Sixth Tone bên ngoài nhà máy nơi cô đang làm việc ở khu vực Đông Hoản, trung tâm xuất khẩu ở phía Nam Trung Quốc. Giữa một đám đông công nhân nghỉ ca lúc 8 giờ tối, Sisi trông nổi bật và khác hoàn toàn so với cô gái mà chúng tôi từng phỏng vấn 5 năm về trước.

Sisi cắt tóc ngắn, che giấu cơ thể của mình bằng chiếc áo sơ mi rộng thùng thình, quần jean và mang một đôi giày lười kiểu nam bằng da. Cô nói, bộ trang phục này giúp cho cô tránh được sự chú ý không mong muốn từ đàn ông.

“Tôi cảm thấy an toàn hơn nhiều khi ăn mặc thế này”, Sisi nói.

Câu nói như một lời nhắc nhở đầy đau đớn về những tổn thương mà cô gái trẻ tuổi này đã trải qua trong cuộc đời.

photo-1-1625027262357462645949.jpg

Sisi trong cuộc phỏng vấn với Sixth Tone tại khách sạn ở Đông Hoản. Ảnh chụp vào ngày 4/3/2021.

14 tuổi đã là mẹ 2 con

Sisi (tên nhân vật đã được thay đổi), đã trở thành lý do lớn nhất buộc Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng lạm dụng tình dục phổ biến đối với trẻ vị thành niên. Là một nạn nhân sống sót sau nhiều lần bị cưỡng hiếp, trường hợp của Sisi đã thu hút sự chú ý của công chúng về một vấn đề mà trước đây luôn được xem là chủ đề cấm kỵ trong xã hội Trung Quốc.

Câu chuyện của Sisi cũng cho thấy cần phải có nhiều hành động thiết thực hơn nữa để bảo vệ trẻ em và phụ nữ Trung Quốc. Những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực tăng cường việc ngăn chặn tội phạm tình dục, tuy nhiên những nạn nhân bị xâm hại vẫn phải đối mặt với sự kỳ thị và phải vất vả đấu tranh để tìm lại công lý cho bản thân. Chính việc thiếu sự hỗ trợ này đã gây ra thêm những vết sẹo tâm lý đối với nạn nhân.

Sisi lần đầu tiên được công chúng chú ý vào năm 2012. Khi đó cô chỉ mới 11 tuổi và đã mang thai sau nhiều lần bị xâm hại tình dục. Thủ phạm là một người đàn ông 74 tuổi sống cùng làng với gia đình Sisi ở tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc. Hắn bị kết án 12 năm tù vào tháng 4/2013, chỉ một tháng trước khi Sisi sinh đứa con đầu lòng.

photo-1-16250272648641967117129.png

Vụ án của Sisi là một trong số những vụ bê bối lạm dụng tình dục trẻ em được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông quốc gia vào thời điểm đó. Đến tháng 5/2013, cùng lúc Sisi sinh con, 8 trường hợp liên quan đến việc giáo viên xâm hại dục học sinh đã được báo cáo.

Những tin tức này đã gây ra sự phẫn nộ lớn trong công chúng, khiến vấn đề này bỗng chốc trở thành tiêu điểm và nhận được sự chú ý chưa từng có. Vài tuần sau, hơn 100 nhà báo nữ đã cùng nhau thành lập Tổ chức bảo vệ trẻ em gái – một tổ chức phi chính phủ trở thành tiếng nói hàng đầu, yêu cầu trấn áp các hành vi lạm dụng tình dục trẻ em.

Tuy nhiên, thử thách của Sisi còn lâu lắm mới kết thúc.

Sau khi cô sinh con, gia đình đã gửi Sisi đến phía nam Thâm Quyến, dưới sự chăm sóc của người đàn ông họ Xia, là người điều hành một số trường mẫu giáo trong thành phố. Tại đây, Sisi lại mang thai một lần nữa.

Sisi cáo buộc Xia đã cưỡng hiếp cô. Năm 2015, cô gái chỉ mới 14 tuổi đã sinh con lần thứ 2.

Vụ lạm dụng khiến cả xã hội phải thức tỉnh 

Vụ việc lần này đã tạo nên làn sóng giận dữ còn lớn hơn ban đầu. Các nhà báo đổ xô đến quê nhà của Sisi ở Hồ Nam. Tuy nhiên, tên họ Xia chưa bao giờ bị buộc tội và vụ việc vẫn chưa được giải quyết. Sự thờ ơ trong hành động của cảnh sát Thâm Quyến khiến cho Lai Weinan, luật sư đại diện của Sisi, gặp nhiều khó khăn.

Lai cho biết: “Chúng tôi đã báo cáo vụ việc vào năm 2015 và chỉ ra rằng chỉ cần xét nghiệm ADN thì có thể dễ dàng chứng minh gã đàn ông kia là hung thủ. Câu trả lời duy nhất mà cảnh sát cho chúng tôi chính là họ đã hiểu tình hình và sẽ theo dõi thêm. Nhưng họ đã không làm bất cứ điều gì và cuối cùng họ bác bỏ vụ việc với lý do thiếu bằng chứng”.

Khi được Sixth Tone liên lạc, văn phòng cảnh sát Thâm Quyến xác nhận vụ án đã bị đóng lại do thiếu bằng chứng, đồng thời cho biết thêm rằng viên chức lãnh đạo cuộc điều tra đã rời khỏi đơn vị. Sisi có thể yêu cầu các nhà chức trách mở lại vụ án nhưng cô ấy đã quyết định không làm như vậy. Sisi nói rằng cô muốn tiếp tục cuộc sống của mình.

Cách xử lý vụ án đã gây ra tổn thương lâu dài đối với Sisi. Luật sư Lai cho biết: “Cô ấy đã bị công lý từ chối và đã không nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Điều đó có thể thay đổi cuộc đời của một nạn nhân. Với Sisi, chúng ta có thể thấy rằng cô ấy đã mất hoàn toàn niềm tin vào mọi người”.

Kể từ thời điểm đó, hệ thống tư pháp của Trung Quốc bắt đầu xem xét những trường hợp tương tự như vụ án của Sisi một cách nghiêm túc hơn. Lạm dụng tình dục trẻ em đã trở thành một vấn đề xã hội nổi cộm.

photo-2-1625027264980562955660.jpg

Sisi cảm thấy an toàn hơn trong trang phục và kiểu tóc như đàn ông.

Từ năm 2013, phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đưa tin về 125 trường hợp bị lạm dụng, sau đó mức độ phủ sóng của tin tức bắt đầu tăng lên hơn 300 trường hợp mỗi năm.

Vào năm 2016, chính phủ đã ban hành đạo luật mang tính bước ngoặt nhằm tăng cường bảo vệ trẻ em, đặc biệt là những đứa trẻ nông thôn “bị bỏ lại phía sau” khi cha mẹ lên thành phố làm việc. Trong 2 năm sau đó, các biện pháp mới tăng cường hơn nữa mức độ bảo vệ trẻ em, chống lại việc lạm dụng tình dục trong hệ thống giáo dục đã được thực hiện.

Vào năm 2020, chính quyền Trung Quốc đã tiến một bước xa hơn khi ban hành cơ chế báo cáo bắt buộc về lạm dụng trẻ em. Chính sách yêu cầu những người tiếp xúc gần gũi với trẻ vị thành niên – bao gồm giáo viên, chuyên gia y tế, nhân viên khách sạn và nhân viên từ thiện – phải báo cáo ngay lập tức khi có sự nghi ngờ bất kỳ về hành vi lạm dụng trẻ em, đồng thời yêu cầu cảnh sát mở cuộc điều tra.

Theo Zheng Ziyin, Phó giám đốc Ủy ban bảo vệ trẻ vị thành niên của Hiệp hội Luật sư Toàn Trung Quốc, các quy định mới đã tạo ra sự khác biệt thật sự vì các trường học không còn động cơ để che đậy hành vi lạm dụng. Năm ngoái, chính quyền tỉnh Hồ Nam đã đưa ra cáo buộc hình sự đối với hai hiệu trưởng trường học vì không báo cáo về trường hợp lạm dụng tình dục.

Zheng nói: “Các trường học từng lo ngại rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho bất cứ điều gì xảy ra trong khuôn viên trường. Nhưng bây giờ, các quy định mới đã nói rõ ràng rằng: Nếu không báo cáo các trường hợp lạm dụng trẻ em, bạn sẽ gặp rắc rối”.

Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy một số lượng lớn các vụ lạm dụng vẫn không được báo cáo. Từ năm 2017 đến giữa năm 2019, tòa án tại Trung Quốc đã xử lý 8.332 vụ lạm dụng tình dục trẻ em, chỉ tăng nhẹ so với 7.610 vụ được xử lý từ năm 2013 đến 2015.

photo-3-16250272650631003765738.png

Nỗi đau khi bị chính gia đình chối bỏ

Đối với Sisi, các quy tắc mới vẫn chưa đủ để bảo vệ các cô gái khỏi bị lạm dụng.

“Bạn có tin rằng tất cả những kẻ xấu đã biến mất? Bạn có nghĩ rằng các luật mới khiến cho họ sợ hãi?”, cô ấy hỏi. “Tôi không nghĩ vậy.”

Sự thật cho thấy thái độ của xã hội đối với việc lạm dụng tình dục trẻ em vẫn chưa có sự thay đổi. Các cô gái vẫn thường bị đổ lỗi cho việc họ bị người khác xâm hại, để lại cho các nạn nhân những vết sẹo tâm lý sâu sắc.

Zheng nói: “Các bậc cha mẹ lớn tuổi và những người ở nông thôn sẽ thấy khó khăn hơn trong việc xử lý bi kịch. Khi điều đó xảy ra, các nạn nhân sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chữa lành tổn thương tâm lý”.

photo-4-1625027265121649447691.jpg

Ông Li, cha của Sisi luôn cho rằng con gái là nỗi nhục của cả gia đình.

Trong trường hợp của Sisi, sự thiếu hiểu biết của gia đình cô là nguyên nhân liên tục gây ra nỗi đau và sự thất vọng trong suốt 5 năm qua.

Ngay từ khi còn là một cô bé, Sisi luôn phải tự chăm sóc cho bản thân. Bố mẹ cô có cuộc hôn nhân không hạnh phúc, thường xuyên đánh đập con gái. Sau khi Sisi bị cưỡng hiếp, họ nhanh chóng cho rằng Sisi bị tấn công là dấu hiệu của một đứa con gái hư hỏng.

Khi Sisi rời khỏi Hồ Nam đến một nơi an toàn hơn ở Bắc Kinh sau khi cô sinh đứa con thứ 2, cha Sisi đã nói với cô rằng: “Chính mày đã mang đến nỗi ô nhục cho cả gia đình này”.

Lớn hơn một chút, Sisi bắt đầu không muốn dựa dẫm vào bất kỳ ai khác. Sixth Tone đến gặp Sisi lần đầu tiên vào năm 2016, cô đang sống với đứa con trai thứ 2 – khi đó mới 10 tháng tuổi – trong một ngôi nhà do tổ chức từ thiện ở Bắc Kinh sắp xếp. Các nhân viên xã hội của tổ chức từ thiện đã cho Sisi học nghề và hứa sẽ giúp cô kiếm việc làm.

photo-5-1625027265184118755326.png

Tuy nhiên, Sisi chưa bao giờ hoàn thành được chương trình đó. Vào tháng 6/2018, cô quyết định rời khỏi nhà từ thiện vì cô lo lắng rằng mình sẽ trở nên quá phụ thuộc vào sự chăm sóc của mọi người ở đây.

“Đôi khi tôi hối hận. Tôi còn quá trẻ và bốc đồng”, Sisi nói. “Nhưng quá khứ là quá khứ. Bây giờ tôi đã trưởng thành. Tôi phải tin tưởng vào bản thân mình. Tôi phải kiếm tiền và còn phải nuôi con”.

Sau khi trở về nhà ở Hồ Nam, mối quan hệ giữa Sisi và bố mẹ ngày một xấu đi. Cha cô, ông Li Chunsheng, vẫn luôn tỏ ra không tin tưởng vào con gái.

“Khi tôi làm tài xế giao đồ ăn, ông ấy thậm chí còn hỏi tôi đi giao hàng hay làm chuyện gì khác?”, Sisi nhớ lại.

Cùng lúc đó, ông Li quyết tâm sắp đặt một cuộc hôn nhân cho con gái. Trong khi Sisi phải nhập viện điều trị một tháng vì sốt dai dẳng – hậu quả của những vụ tấn công tình dục khiến cô bị viêm âm đạo nặng – ông Li vẫn kiên quyết bắt cô đi hẹn hò với những người đàn ông gần nhà.

“Có rất nhiều người đàn ông độc thân muốn kiếm vợ ở đây”, ông Li nói với Sixth Tone. “Mặc dù tất cả hàng xóm đều biết chuyện của Sisi nhưng những người mai mối vẫn đến tìm chúng tôi. Có nhà còn đề nghị tặng 100 nghìn tệ (khoảng 357 triệu đồng) nếu tôi để Sisi kết hôn với con trai họ”.

Nỗ lực tìm lại hạnh phúc 

Quá phẫn nộ vì hành động của cha, Sisi đã phản kháng bằng hành động: Cô quyết định chọn luôn người đàn ông đầu tiên được mai mối. Sau đó, Sisi mang thai lần thứ 3 với người đàn ông này và coi anh ta là chồng mình, mặc dù cặp đôi vẫn chưa kết hôn hợp pháp.

(Sisi gần đây mới tròn 20 tuổi, chính thức đến độ tuổi kết hôn hợp pháp của Trung Quốc).

photo-6-1625027265421581897399.png

Chỉ vừa tròn 20, Sisi đã là mẹ của 3 đứa con.

“Anh ấy hơn tôi 18 tuổi nhưng anh ấy đối xử rất tốt với tôi, bố mẹ anh ấy cũng vậy”, Sisi chia sẻ. “Khi tôi nhìn thấy cách cha mẹ anh ấy chăm sóc con trai tôi, tôi mới phát hiện ra đó chính là tình yêu mà tôi thiếu thốn bấy lâu nay”.

Sisi nói rằng cô ấy hạnh phúc với người bạn đời của mình, nhưng thú nhận rằng cô ấy vẫn sợ hầu hết đàn ông. Trong công việc, cô ấy có xu hướng chỉ kết bạn với các đồng nghiệp nữ.

“Chúng tôi có thể hiểu nhau hơn, giao tiếp thoải mái hơn”, Sisi nói.

Mặc dù không thể biết cuộc sống của Sisi có thể đã khác như thế nào nếu gia đình cô ấy có sự hỗ trợ nhiều hơn, nhưng các chuyên gia cho rằng việc cung cấp hỗ trợ giáo dục tâm lý cho cha mẹ của các nạn nhân bị lạm dụng sẽ giúp đứa trẻ hồi phục tốt hơn sau chấn thương tâm lý.

Luật bảo vệ trẻ vị thành niên mới được sửa đổi của Trung Quốc, có hiệu lực vào tháng 6, bao gồm các biện pháp được thiết kế để mở rộng khả năng tiếp cận của phụ huynh với sự hỗ trợ, giáo dục tâm lý. Ngoài việc bắt buộc giáo dục giới tính trong trường học, luật quy định rằng cha mẹ của những nạn nhân bị lạm dụng trẻ em sẽ được hướng dẫn cách giao tiếp với con cái của họ.

Về phần mình, Sisi không muốn đào lại quá khứ. Mới 20 tuổi, cô đã là mẹ 3 con và mối quan tâm lớn nhất của cô hiện tại chính là đảm bảo những đứa trẻ có thể lớn lên trong một môi trường an toàn và lành mạnh.

“Tôi không muốn bất kỳ đứa con nào phải trải qua những gì từng xảy ra với tôi”, cô nói.

photo-7-16250272654831965218102.jpg

Sisi (áo đỏ) cùng con gái thứ 2 đang chơi đùa cùng nhân viên xã hội tại công viên ở Bắc Kinh. Ảnh chụp vào ngày 7/6/2016.

Đứa con gái thứ hai và con trai út hiện đang sống với gia đình chồng chưa cưới của Sisi. Cô lo lắng nhất vẫn là đứa con gái lớn, Yanyan. Nhiều năm nay cô bé được bố mẹ Sisi chăm sóc và hiện đang sống trong một trường nội trú.

“Yanyan là đứa sống nội tâm. Mỗi lần nhìn con, tôi cảm giác như nhìn vào bản thân mình”, Sisi chia sẻ. “Chúng tôi đều là những người ít nói, có chuyện gì cũng giữ trong lòng. Đó là lý do tại sao tôi thấy lo khi bố mẹ gửi con bé vào trường nội trú”.

Ông Li khẳng định trường tư sẽ tốt hơn nhiều so với trường công mà Sisi theo học khi còn nhỏ. Ông nói: “Tôi tin Yanyan sẽ được an toàn ở đó. Con bé được quản lý rất nghiêm ngặt. Chúng tôi đã dạy nó không được ăn đồ hoặc nhận những món quà mà người lạ tặng cho”.

Tuy nhiên mức học phí 4500 nhân dân tệ mỗi học kỳ (khoảng 16 triệu đồng) là quá đắt với mức thu nhập của gia đình. Ông Li không có công việc ổn định và sống bằng khoản tiền phúc lợi xã hội chỉ 500 tệ mỗi tháng (khoảng 1,7 triệu đồng). Tiền học phí của Yanyan đều do người thân đóng góp.

Sisi muốn chăm sóc con cái tốt hơn. Cô dự định chính thức kết hôn trong năm nay, sau đó chuyển hộ khẩu cho các con đến gia đình chồng sắp cưới.

“Sau đó, cả 3 đứa có thể sống cùng nhau, theo học các trường công bình thường và điều này sẽ đảm bảo chúng được trở về nhà vào mỗi tối”.

photo-8-16250272655841096825661.jpg

Con gái lớn của Sisi được bố mẹ cô chăm sóc và hiện đang theo học tại trường nội trú. Ảnh cắt từ video quay vào năm 2016.

Người mẹ trẻ cũng đang nỗ lực hơn để có sự độc lập về tài chính. Từ cuối tháng 2, cô làm nhân viên kiểm tra chất lượng tại nhà máy và sống một mình ở Đông Hoản. Hiện Sisi phải làm việc 6 ngày mỗi tuần, từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối và kiếm được 4000 tệ mỗi tháng (khoảng 14,2 triệu đồng).

“Tìm một công việc thoát ly khỏi vùng quê nhà nông thôn chính là bằng chứng tốt nhất chứng minh được trách nhiệm của tôi với gia đình. Tôi muốn gắn bó lâu dài với công việc này để có thu nhập ổn định. Tôi cần tiết kiệm cho bản thân và các con”.

photo-9-16250272655141118933145.jpeg

Lướt qua những đoạn video về các con trên điện thoại, Sisi mỉm cười. Đôi lúc, cô thừa nhận, cô không dám chắc mình nên đóng vai trò gì trong cuộc đời của con.

“Có khi tôi thấy mình là mẹ chúng – tôi la mắng khi con không trung thực hoặc lấy đồ của người khác khi chưa được phép. Nhưng hầu hết thời gian, tôi lại cảm thấy mình như một người chị gái, cùng lớn lên với các con”.

Song Kỳ



XEM THÊM: https://cauthu.top/

Bài viết 11 tuổi bị cưỡng hiếp, 3 năm sinh 2 con để rồi trở thành “nỗi nhục” của gia đình đã xuất hiện đầu tiên vào ngày CAUTHU.TOP.



from CAUTHU.TOP https://cauthu.top/11-tuoi-bi-cuong-hiep-3-nam-sinh-2-con-de-roi-tro-thanh-noi-nhuc-cua-gia-dinh/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Song Hye Kyo vừa xác nhận tham gia Baeksang 2023, netizen đã chia sẻ lại những khoảnh khắc ”huyền thoại”

CẦU THỦ BÓNG ĐÁ ANDRES INIESTA

Chi Pu luyện hát với người đẹp ‘Diên Hy công lược’